Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất nhờ vào nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, dễ thi công và đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đó, bạn cũng nên lưu ý về nhược điểm của gỗ MDF. Bài viết này, Nội Thất T79 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hạn chế của loại gỗ này.
1. Nhược điểm của gỗ MDF
1.1 Chịu lực, chịu tải kém
Các thành phần chính cấu tạo nên gỗ MDF là bột gỗ, chất kết dính, nước và các chất phụ gia. Vì vậy mà loại gỗ này có chỉ số ép cao nhưng tính đàn hồi và sức bền vật liệu lại rất thấp. Điều đó khiến nội thất làm bằng gỗ MDF không bền.
MDF bắt vít rất kém vì bản chất của nó là ván ép bột. Khi sử dụng làm cánh tủ lớn sẽ bị mo, cong cánh.
MDF không hỗ trợ chịu tải nhiều. Dù được gia công sử dụng rộng rãi cho tủ quần áo, kệ, giá sách, tủ bếp,… Nhưng khi đặt quá nhiều vật nặng lên tấm MDF theo bề ngang thì độ bền của nó cũng sẽ bị giảm. Độ mỏi của vật liệu cũng rất kém nên dễ bị võng, chùng xuống.
1.2 Chịu ẩm kém
Gỗ MDF có khả năng chịu ẩm kém. Mặc dù chống ẩm nhưng hơi ẩm lớn nhất thời tiết khí hậu ngoài Bắc thì cũng tạch. Thành ra làm tủ bếp dưới không nên làm MDF dù có rẻ hơn, tủ bếp cánh trên MDF rất yếu dễ bong tủ.
1.4 Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Trong gỗ MDF có hàm lượng Formaldehyde có thể làm tăng nguy cơ gây ra ung thư cũng như ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, bụi được tạo ra trong quá trình sản xuất cũng rất độc hại cho người gia công. Nếu không có bảo hộ chuẩn thì rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trên đây là những nhược điểm của gỗ MDF. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương án thay thế còn tuỳ thuộc vào mức độ tài chính của chủ đầu tư. Việc lựa chọn sử dụng vật liệu nào cũng cần tính toán kỹ để cân bằng giữa kinh tế, thẩm mỹ và chất lượng.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn gỗ MDF cho các dự án nội thất của mình.
Tham khảo thêm về các sản phẩm nội thất của T79: Nội thất mây nhựa